Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Nguyên nhân gây tụt lợi và phương pháp điều trị tốt nhất

Nguyên nhân gây tụt lợi và phương pháp điều trị tốt nhất

Tụt lợi là một dạng bệnh lý nha khoa rất phổ biến ở nhiều người hiện nay. Vì vậy, phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh, chắc chắn sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị tốt hơn, tránh gây ảnh hưởng xấu đến các răng khác và thời gian phục hồi cũng được rút ngắn đáng kể.

Nguyên nhân và biểu hiện của tụt lợi

Tụt lợi là tình trạng chân răng bị mất lớp xi măng liên kết giữa nướu và chân răng, từ đó khiến lợi di chuyển dần về phía đầu của chóp răng, làm cho chân răng bị lộ ra phía ngoài.

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tụt lợi này, đều là do:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang khiến nướu lợi bị tổn thương, làm tụt lợi.
  • Viêm lợi, viêm chóp răng: Nướu răng bị viêm nhiễm, sưng tấy hoặc co rút, không còn ôm khít thân răng.
  • Sang chấn khớp cắn
  • Sai vị trí niêm mạc
  • Cao răng tích tụ quá nhiều: khiến nướu lợi bị sa tụt, viêm chân răng và nhiều biến chứng khác.

Trong trường hợp phát hiện răng miệng của mình có một trong những dấu hiệu bất thường sau: Lợi bị tụt về phía chóp chân răng để lộ cả chân răng, bắt đầu có những cơn đau nhẹ, chảy máu chân răng hay ăn uống khó khăn hơn trước…

Tốt nhất bạn nên đến các trung tâm nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và lên kế hoạch điều trị kịp thời, để tránh kéo dài tình trạng bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Tại sao nên điều trị tụt lợi càng sớm càng tốt?

Răng bị tụt lợi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ rất dễ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm:

  • Khiến răng trông dài và xấu hơn
  • Viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu, viêm tủy, chảy máu chân răng…
  • Răng bị lung lay, thậm chí là mất răng
  • Tiêu xương ổ răng
  • Hạn chế chức năng ăn nhai
  • Tăng nguy cơ đau nhức răng

Điều trị tụt lợi bằng phương pháp nào hiệu quả nhất?

Thông thường, tùy theo mức độ răng bị tụt lợi của mỗi người, mà các bác sĩ sẽ đưa ra một biện pháp điều trị phù hợp:

+ Tụt lợi còn ở mức độ nhẹ

Người bệnh chỉ cần chú ý thay đổi cách vệ sinh răng miệng hằng ngày của mình, bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương đến các răng, lựa chọn nước súc miệng có chứa thành phần giảm ê buốt và mòn chân răng như chlorhexidin, sodium fluorid hay potassium nitrat, đồng thời thường xuyên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ chân răng nhằm loại bỏ hết mọi vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, nếu gặp phải trường hợp phần cổ răng bị mòn vẹt và chân răng bị lộ ra ngoài, bạn có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách lựa chọn kỹ thuật hàn trám răng thẩm mỹ.

Các vật liệu trám nha khoa, sẽ giúp làm đầy vào những phần cổ răng bị mòn, đồng thời che đi phần chân răng và ngà răng bị lộ. Nhờ đó mà tình trạng tụt nướu, ê buốt cũng được giảm đi một cách đáng kể.

+ Tụt lợi ở mức độ nặng

Trong trường hợp tụt lợi nặng, có kèm theo hiện tượng ê buốt răng, thì biện pháp tối ưu nhất để giải quyết tình trạng này chính là phẫu thuật ghép vạt lợi.

Phương pháp này sẽ được các bác sĩ tiến hành bằng cách bóc tách tổ chức ghép, sau đó thực hiện phẫu thuật và ghép tổ chức ghép vào vị trí bị tụt nướu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ làm liền vết thương lại và phủ kín lợi nhân tạo vào vị trí tụt lợi, để tạo tính thẩm mỹ cho toàn khuôn hàm.

Hiện tại, có 3 phương pháp che phủ chân răng được các trung tâm nha khoa áp dụng phổ biến nhất, đó là: Ghép vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân và ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *